Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Đi Chợ Phiên Ở Hà Giang

Du lịch Hà Giang mảnh đất địa đầu của tổ quốc, đến đây người ta tưởng như chẳng  những tìm thấy cái cảm giác thanh bình nơi vùng núi. Những con người ở Hà Giang này cũng thật bình dị. Hàng năm khách du lịch Hà Giang rất nhiều, và mùa nào cũng có. đến Hà Giang là để thăm những địa danh đã rất nổi tiếng ở đây như, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Cao Nguyên Đá, Lũng Cú hay Mã Pí Lèng,.. Nhưng còn nhiều lắm những nét văn hóa đáng để khám phá khi đi du lịch Hà Giang mảnh thanh bình giản dị này.
Chợ phiên Hà Giang 1 nét văn hóa độc đáo

Hình ảnh vừa giản dị lại thanh bình không hiếm gặp ở Hà Giang

Phiên chợ vẫn luôn quyến rũ khách du lịch đến với Hà Giang

Đến hẹn lại lên cứ đến phiên chợ là mọi người lại về đây tham dự chợ phiên

Phương tiện thường dùng là ngựa để đi chợ

Các hàng hóa được bày bán ở đây mang đậm nét văn hóa của người dân vùng cao

Những món quà sáng ở chợ

Phiên chợ đầy màu sắc ở Hà Giang

Nhiều khi đến chợ chẳng phải là để mua hay bán mà chỉ đơn giản là để gặp nhau
Phiên chợ vùng cao luôn mang đến cho khách du lịch những điều tò mò muốn khám phá. Hà Giang mảnh đất hiền hòa mang trong mình nét giản di vẫn ở đó chờ ai.
USD NGUYỄN
Ảnh: SUNS

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Kinh nghiệm du lịch Hà Giang


          Sắp đến mùa hoa tam giác mạch nở trên Hà Giang, thời điểm đẹp nhất trong năm để đi du lịch Hà Giang, lang thang trên mạng sưu tầm 1 bài viết hay về kinh nghiêm du lịch Hà Giang của một phượt thủ về chia sẻ với mọi người, mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho chuyến du lịch Hà Giang sắp tới của bạn.
      Tôi đi Hà Giang vào đúng dịp 30/4 – 1/5 nên mọi thứ có vẻ đắt đỏ hơn bình thường. Dọc đường gặp không biết bao nhiêu đoàn “phượt Hà Giang”. Có đoàn đi 5 xe, 7 xe. Còn có đoàn lên tới 13 xe. Hà Giang vào dịp này đông vui nhộn nhịp hẳn. Không chỉ có những người trẻ. Trên đường còn có cả các cụ, các bác lớn tuổi cũng đi du lịch Hà Giang cùng gia đình. Mọi người đến đây, để một lần đặt chân lên mảnh đất địa đầu tổ quốc, ngắm nhìn cao nguyên đá Đồng Văn và chinh phục con đèo Mã Pì Lèng huyền thoại.
Thời tiết đẹp. Chúng tôi đi 2 người. Một vài lần “suýt” không có chỗ nghỉ. “Suýt” hết xăng giữa đèo. Và cả bị “chặt chém” nữa. Có rất nhiều thứ tôi rút ra được trong chuyến “phượt Hà Giang” 3 ngày 2 đêm vừa rồi để chia sẻ lại với bạn. Về nhà nghỉ, về những vấn đề gặp trên đường đi. Và cả về lịch trình nữa.
Dù trước khi đi, tôi có tìm kiếm thông tin và kinh nghiệm du lịch Hà Giang trên mạng. Cả tham khảo bạn bè nhưng cũng không thật sự rút ra được cho mình một điều gì cụ thể cả, ngoại trừ đường đi.

Vậy nên, trong bài viết này. Tôi sẽ chia sẻ với bạn tất cả những kinh nghiệm trong chuyến đi Hà Giang vừa rồi của mình.

Mùa đi du lịch Hà Giang


Hoa tam giác mạch Hà Giang (ảnh phượt Hà Giang- tác giả Anh Nguyen)
Mọi người vẫn nói Hà Giang mùa nào cũng đẹp. Tôi không phủ nhận điều này! Hà Giang nổi tiếng bởi cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, Mã Pì Lèng, Dinh Họ Vương… Mùa này qua mùa khác, Hà Giang vẫn thế. Vẫn đẹp. Vẫn hùng vỹ bất chấp với thời gian.

Tuy nhiên. Cũng có một số khoảng thời gian nhất định, Hà Giang đẹp hơn bởi sắc màu của những bông hoa:

Hoa “tam giác mạch” – thứ đặc sản đối với dân phượt. Cứ vào khoảng cuối tháng 10, cho đến tháng 12 dân phượt không ai bảo ai. Cứ thế kéo nhau lên Hà Giang để ngắm hoa tam giác mạch. Những bông hoa tam giác mạch tim tím trải khắp những sườn đồi.

Và cũng thời gian này (khoảng tháng 11-12). Hà Giang được tô điểm thêm bởi sắc vàng hoa cải. Mùa này ở Hà Giang rất lạnh, có thể bạn sẽ thấy sương muối. Và đôi khi, tuyết cũng rơi ở nơi này. Trải nghiệm cái lạnh giá buốt mùa đông ở vùng núi cao phía Bắc, run run ly café nóng tự nấu trên tay, húp một báp cháo Ấu Tẩu, nhấp trọn ly rượu ngô… hỏi còn gì tuyệt vời bằng?

Mùa đông qua đi, những ngày đầu Xuân tới. Lúc ấy những bông hoa đào, hoa mận khoe sắc. Đến Hà Giang vào mùa Xuân để tận mắt thấy sức sống mãnh liệt của vạn vật nơi cao nguyên đá. Có lẽ sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời. Riêng tôi, tôi sẽ quay lại Hà Giang vào một ngày mùa Xuân nào đó. Cầm trên tay mình ly rượu ngô nóng cháy cổ, để tự sưởi ấm tâm hồn mình.

Mùa hè là mùa mưa. Ở Hà Giang thường có những cơn mưa rào bất chợt.

Mùa thu thì Hà Giang thêm đẹp bởi những thửa ruộng bậc thang, tuy không nhiều như Sapa, hay Tú Lệ. Nhưng mang một nét đẹp riêng.

Bạn sẽ chọn mùa nào để đi Hà Giang? Nếu đã chọn được mùa, chúng ta xem nên đi bằng cách nào.


Kinh Ngiệm du lịch Hà Giang (ảnh sưu tầm)

Đi phượt Hà Giang bằng ôtô hay xe máy?


Có hai cách để bạn đến được Hà Giang. Đó là đi ô tô hoặc xe máy. Tôi lựa chọn xe máy cho hành trình của mình. Xe máy phù hợp với những người thích tự do, ưa khám phá và mạo hiểm.

Còn ô tô khách là sự lựa chọn cho những bạn thích an toàn. Tuy nhiên, ô tô khách thường chạy đêm và bạn sẽ không được ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường một cách trọn vẹn nhất.

Vậy nên, tôi sẽ để bạn tự lựa chọn nên đi phượt Hà Giang bằng ô tô hay xe máy.

Đường đi Hà Giang cho xe máy, ô tô riêng


Nếu bạn đi xe máy: tôi sẽ rất ngưỡng mộ bạn đấy! Đi xe máy đến Hà Giang không phải là một hành trình ngắn. Lý do của bạn là chinh phục con đường hay vượt qua chính mình đây? Đoạn đường này dài khoảng 300 – 320km. Và có hai tuyến đường để lựa chọn.

Đường thứ nhất: (tôi đi theo đường này)

Bắt đầu từ Hà Nội – Sơn Tây (đi đường 21 ở Cổ Nhuế) – rồi đi thằng tới cầu Trung Hà (Tới ngã 3 thị xã Sơn Tây rẽ phải. Hoặc đâm thẳng qua ngắm La Thành) ~> Cổ Tiết ~> Cầu Phong Châu (qua cầu Phong Châu bạn rẽ tay trái, men theo con sông Thao) –  đến thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng rồi rẽ đi Tuyên Quang – Tuyên Quang bạn không đi qua thành phố mà chọn hướng đường quốc lộ 2 thẳng tiến tới Hà Giang.

Đi Hà Giang theo hướng thứ 2 này đường vắng, tiết kiệm được khoảng 30km, không có nhiều công an Tôi đi đường này mất gần 9h tới thành phố Hà Giang. (từ 12h40 đến 21h25 có mặt tại thành phố – tính cả lúc dừng nghỉ – ăn và chụp ảnh)

Đường thứ hai:

Bắt đầu từ Hà Nội – Đi cầu Thăng Long – rẽ sang Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang

Tuyến đường này xe khách chạy nên đường đông hơn tuyến trên.

Đi phượt Hà Giang bằng xe khách


Để bắt xe khách đi Hà Giang. Bạn đến bến xe Mỹ Đình. Lời khuyên của bạn bè mình khi chọn xe đi Hà Giang là nên đặt vé trước để có chỗ và tránh bị nhồi. Bạn có thể đặt trước bằng nhiều cách: tới trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho nhà xe.

Tôi tham khảo và thu thập danh sách nhà xe để các bạn lựa chọn, Bạn có thể tham khảo Danh sách xe khách đi Hà Giang (nhớ gọi hỏi trước để update giá nhé.)

Quay lại với bài viết. Sau khi đi xe khách lên Hà Giang bạn thuê một chiếc xe máy để ghé thăm các điểm đẹp ở đây, hoặc cũng có thể thuê một chuyến tour ghép và đi ô tô khách tiếp lên Đồng Văn. Nhưng tôi khuyến khích bạn nên đi xe máy ở Hà Giang.

Thuê xe máy ở Hà Giang bạn có thể liên hệ một vài địa chỉ sau nhé:

Dịch vụ cho thuê xe máy Hồng Đào
ĐT: 0915.842.019 hoặc 0165.398.2928
Địa chỉ: số 10, phố phạm Hồng Thái, tổ 17, phường Minh Khai, TP Hà Giang (Gần trường cấp 2 Minh Khai)

Dịch vụ cho thuê xe máy Bảo Thanh
Địa chỉ: Số 31, Đường Nguyễn Thái Học – Tp Hà Giang

Anh Nam: 0917.797.269 - 0978.159.123

Dịch vụ cho thuê xe máy Bẩy
Địa chỉ: Số 47, Đường Lý Thường Kiệt – Tổ 15, Phường Trần Phú, Tp Hà Giang
Số liên hệ: 0986.030.405 – 0125.515.5568 – 0915.273.882

Dịch vụ cho thuê xe máy Tuấn Anh
Số liên hệ: 0906.175.336


Dịch vụ cho thuê xe máy Giang Sơn
Địa chỉ: số 170 , đường Trần Hưng Đạo,Tp.Hà Giang
Số liên hệ: 0988. 470.863 or 0962.761.081

Lịch trình phượt Hà Giang cho xe máy, ô tô riêng


Thung lũng dinh vua Mèo (ảnh Peter Pham)
Lịch trình tóm tắt: TP. Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Sà Phìn – Dinh Họ Vương – Lũng Cú – Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – Bảo Lâm – Bắc Mê – Hà Giang.

Ngày 1: Dành thời gian ở trên đường đến Hà Giang. Đêm đến thành phố thuê nhà nghỉ, tắm, đi ăn đêm và lang thang dạo một vòng thành phố. Trở về khách sạn.

Ngày 2: Dậy sớm trả phòng (dậy sớm để đi được nhiều nơi hơn). Đổ đầy bình xăng + mua 1 chai 1,5l xăng dự phòng. Tiến thẳng tới Quản Bạ (40km). Qua thành phố 10-15km đường lên Quản Bạ đường bắt đầu đẹp. Những con đèo uốn quanh sườn đồi, những dãy núi xa mây trắng bồng bềnh che phủ. Càng lên cao cảnh càng đẹp.

Gần tới thị trấn Tam Sơn bạn có thể ghé qua cổng trời Quản Bạ chơi. Cách đấy một đoạn ngắn là tháp nhìn xuống Núi Đôi Cô Tiên. Lưu ý: Tháp này phải leo bộ bậc thang và góc nhìn – góc chụp bị vướng. Bạn có thể bỏ qua tháp và đi tiếp, có một khúc cua ngay dưới chân tháp nhìn xuống núi đôi quanh cảnh thoáng đãng đẹp hơn.

Từ Quản Bạ, đi Yên Minh (60km). Đoạn gần tới Yên Minh nhiều cảnh đẹp, nhất là đoạn rừng thông Yên Minh. Hai bên đường là cây thông che phủ, cảm giác giống như đi trong rừng thông Đà Lạt. Bạn có thể dừng ở đây cắm trại và ăn trưa luôn.

Đến Yên Minh, có 2 đường rẽ Đồng Văn hoặc Mèo Vạc. Bạn rẽ hướng Đồng Văn. Đi qua Yên Minh một đoạn đặt chân tới đất Đồng Văn bắt đầu xuất hiện những dãy núi đá đầu tiên. Sau đấy một đoạn sẽ đến con đèo quanh co khá đẹp mà mình không biết tên.

Vượt qua đoạn đèo trên bạn tới cổng trời Sà Phìn (Đoạn ngã 3 rẽ đi Cột cờ Lũng Cú và Dinh họ Vương). Lúc này khoảng 2 – 3h trưa. Bạn rẽ luôn xuống dinh họ Vương chơi, thăm quan xong quay lại ngã 3 và ngược lên cột cờ Lũng Cú (26km). Đoạn từ cổng trời lên Lũng Cú đẹp khủng khiếp. Dãy núi đá nhấp nhô như những con sóng. Đẹp. Hùng vỹ đến mê hồn. Đoạn này hùng vỹ nhất nhì Hà Giang.

(Bạn có thể lên Lũng Cú, hoặc lựa chọn đi từ Sà Phìn lên cửa khẩu Phó Bảng (7km) để thăm thị trấn cổ trên cao nguyên đá trước, rồi quay lại Lũng Cú. Tùy thời gian cho phép)

Đến đoạn cột cờ Lũng Cú bạn chú ý: đừng gửi xe ở bên dưới chân núi (chỗ đồn biên phòng) mà phóng thắng xe lên trên cột cờ. Nếu các chú ấy ngăn đường không cho đi. Bạn quay ngược xe lại đoạn ngã 3 ngay đầu đường vào chân cột cờ, có một con đường rẽ vào bản Lô Lô. Bạn đi lối này sẽ leo thẳng lên chân cột cờ. Mua vé tham quan trên ấy để tiết kiệm thời gian và sức leo bậc thang bộ.

Rời cột cờ Lũng Cú, còn nhiều thời gian bạn có thể lang thang quanh làng Lô Lô. Rồi quay ngược về thị trấn Đồng Văn (đoạn này ~22km). Tới thị trấn thuê phòng nghỉ.

Buổi tối bạn ra thị trấn chơi, đi ăn đồ nướng đêm, uống rượu ngô. Ăn uống no say đi café hoặc về ngủ lấy sức mai đi tiếp.

Kết thúc ngày 2.

Ngày thứ 3: Sáng dậy ra ngay phố cổ ăn sáng. Có nhiều món: bánh cuốn, cháu ấu tẩu, trứng vịt lộn…

Ăn xong trả phòng, lên đường chinh phục Mã Pì Lèng.

Mã Pì Lèng là con đèo nối từ Đồng Văn tới Mèo Vạc (20km). Đỉnh Mã Pì Lèng là đoạn nhìn xuống dòng Nho Quế. Từ đầu chí cuối con đèo, cảnh quan đâu đâu cũng đẹp. Không có một bức ảnh nào về Mã Pì Lèng có thể lột tả được hết dáng vẻ hùng vỹ của con đèo này!

Tạm biệt Mã Pì Lèng bạn tới Mèo Vạc ăn trưa. Sau khi ăn trưa, còn một chặng đường khoảng 150 – 180km nữa để về thành phố Hà Giang. Có 3 đường để về thành phố:

Mèo Vạc – Lũng Phìn – Yên Minh – Quản Bạ – Hà Giang (lối này đi lại đường cũ)

Mèo Vạc – Lũng Phìn – Mậu Duê – Lũng Hồ – Minh Ngọc – Hà Giang

Mèo Vạc – Bảo Lâm – Bảo Lạc – Bắc Mê -  Hà Giang (tôi đi đoạn đường này, nhưng tôi không về lại Hà Giang mà đi thẳng tới Cao Bằng luôn để tới thăm thác Bản Giốc. Bạn có thể tham khảo bài viết Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của tôi – tổng hành trình 5 ngày 4 đêm)

Về tới Hà Giang, ngủ lại thành phố 1 đêm nữa. Sáng hôm sau về Hà Nội (trả xe và bắt ô tô nếu bạn đi xe khách).

Kết thúc hành trình.

Khách sạn tại Hà Giang


Thành phố: Tôi đã mất cả tiếng đồng hồ đi khắp Hà Giang để tìm nhà nghỉ. Do là ngày 30/4 nên chỗ nào cũng hết. Số phận đưa đẩy gặp khách sạn Lan Hương, giá 120k/đêm với phòng 2 giường. Phòng cũ/nhưng có nước nóng. Nhà vệ sinh quên cho giấy/nước có mùi sắt/nhưng với giá 100k-120k thì quá hợp lý. (Ngay gần cây xăng)

Nếu bạn muốn sạch sẽ hơn, dọc đường đi vào thành phố rất nhiều khách sạn và nhà nghỉ. Giá từ 150 – 200 – 300k/đêm.

Đồng Văn:Theo các tài xế xe khách và một số khách du lịch “bụi”. Khách sạn tốt nhất ở Đồng Văn là khách sạn Hồng Ngọc nằm ngay thị trấn gần chợ phiên Đồng Văn, giá phòng từ 120.000 đồng đến 180.000 đồng/phòng (phòng có hai hoặc 3 giường). Nhà UBND thị trấn cũ ở cuối dãy phố cổ nay cũng là nhà nghỉ bình dân (có thể ngủ với giá 20.000 đồng/người) . Có khoảng 6 – 7 nhà nghỉ quanh đó giá rẻ hơn, dao động từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng/phòng. Phố cổ Đồng Văn cũng nhiều. Như tôi nói ở trên, café Phố Cổ (ở được nhưng chỉ phòng khi những chỗ khác hết phòng vì có muỗi đốt/nhà tắm không được sạch.)

Các món ăn ngon ở Hà Giang


Xôi ngủ sắc Hà Giang (ảnh phượt Hà Giang)
Tuy không phải tín đồ ăn uống, nhưng tôi cũng biết vài món đặc sản ở Hà Giang: bánh cuốn trứng, thắng cố, cơm lam Bắc Mê, cháo Ấu Tẩu (cái này đặc biệt), xôi ngũ sắc, thịt bò – trâu gác bếp và rượu ngô (cẩn thận rượu ngô Hà Giang, nếu không có chỗ quen biết thì không nên mua vì rượu nấu bằng men Trung Quốc uống rất đau đầu. Tôi được một bác Bí thư xóm Ngậm Cạch tâm sự lại)
Nếu bạn dành “sự quan tâm sâu sắc” cho ẩm thức Hà Giang. Bạn có thể xem bài viết Ẩm thực Hà Giang
Ở Hà Giang tôi ăn đêm ở quán bánh cuốn Trung Lan, ngay gần quảng trường thành phố. Quán này bán đêm. Ở Đồng Văn tôi ăn quán Xuân Bằng. Buổi sáng ăn bánh cuốn ở quán “bà cụ” nằm ngay phố cổ Đồng Văn.

Phượt Hà Giang – Những kinh nghiệm bạn cần lưu ý


  • Nếu đi xe máy bạn cần mang theo: giấy tờ xe, xăng dự trữ (chai 1,5l), đồ vá xe (bơm, đồ mở lốp, miếng vá, keo dán…). Những thứ này rất rất cần thiết. Đường Hà Giang nhiều đoạn xấu, đèo cao không có quán sửa đâu bạn nhé!
  • Quần áo: đi mùa đông thì nhớ mang đầy đủ khăn, găng và quần áo ấm. Nhưng lựa chọn những chiếc áo lông vũ vừa nhẹ vừa ấm, đỡ cồng kềnh. Mùa hè cũng nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng, vùng cao khí hậu về đêm có thể hơi lạnh.
  • Giày: tốt nhất là giày leo núi của The Northface. Hà Giang toàn đá.
  • Thuốc men: thuốc đau bụng, đau đầu, dị ứng, kem chống muỗi, gạc, đồ cứu thương gọn nhẹ nếu được.
  • Nếu bạn đi cắm trại, nhất định phải có thuốc muỗi và đuổi côn trùng. Cùng với củi, chảo, bếp để nấu nướng.

trên đây là bài viết về kinh nghiệm du lịch Hà Giang của tác giả Trần Việt Anh 
Link nguồn: http://dulichbui24.com/kinh-nghiem/du-lich-mien-bac/phuot-ha-giang/kinh-nghiem-phuot-ha-giang-3-ngay-3-dem.html.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến du lịch Hà Giang sắp tới. Chúc các bạn có  1 chuyến đi vui vẻ.
 Tham khảo tour du lịch Hà Giang tại đây

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Con đường hạnh phúc

Con đường hạnh phúc là con đường nổi tiếng ở Hà Giang, khách đến du lịch Hà Giang rất thích nghe kể chuyện về việc làm ra con đường huyền thoại này. Để làm nên con đường này những người dân những người chiến sĩ đã phải đổ mồ hôi thậm chí cả máu để người dân Hà Giang có thể có 1 con đường để đi lại thay vì phải vượt đèo Mã Pí Lèng vất vả như trước kia. giờ đây con đường hạnh phúc giúp phát triển kinh tế và du lịch cho Hà Giang rất nhiều.


con đường hạnh phúc vượt đèo Mã Pí Lèng
Con đường hạnh phúc bắt đầu khởi công ngày 10/9/1959 có chiều dài khoảng 200km chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh Mã Phí Lèng rồi đến Mèo Vạc. Sau một thời gian dài khởi công tuyến đường này cũng hoàn thành , chúng bắt đầu đi vào hoạt động ngày 10/3/1965. Sau gần 8 năm thi hành làm đường, trải qua bao khó khăn vì đường làm trên khu vực cao nguyên cao, đất dễ nở nên phải được làm cẩn thận, tỉ mỉ nhất thì con đường hạnh phúc cũng hoàn thành trong niềm vui của cán bộ, thanh niên và người dân nơi đây.
Đoạn đường này mất rất nhiều công sức để làm

Sao bao nhiêu năm giải phóng, trên vùng cao nguyên đá vẫn chưa có một con đường giao thông thuận tiện nào, trung ương quyết định mở đường và thu nạp hằng trăm thanh niên của dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…..Thanh niên tập hợp lại đông đảo với mong muốn mang sức trẻ của mình góp sức xây dựng quê hương, giúp người dân có đường đi thuận lợi để thoát khỏi đói nghèo.


Con đường hạnh phúc được xây dựng giúp đời sống kinh tế phát triển hơn
Những ai đã từng tới Hà Giang thì có lẽ mọi người đều đi qua con đường Hạnh phúc này. Mỗi năm hàng trăm lượt khách du lịch tới đây tấp nập theo con đường Hạnh phúc để tới cao nguyên đá. Nếu bạn đang tò mò về chúng thì hãy đến với Hà Giang để khám phá cung đường Hạnh phúc này nhé.

Lễ hội nhảy lửa của người Dao đỏ trên Hà Giang

Lễ hội nhảy lửa của người Dao đỏ trên Hà Giang
Du lịch Hà Giang, mảnh đất nơi còn nhiều điều để khám phá. Đến với Hà Giang khách du lịch tìm về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ như đèo Mã Pí Lèng, hay cột cờ lũng cú niềm tự hào của dân tộc. Nhưng ở cao nguyên đá này còn nhiều lắm những nét văn hóa độc đáo đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ.


Lễ hội nhảy lửa ở Hà Giang

Dân tộc Dao đỏ và lễ hội nhày lửa trên Hà Giang

Khoảng từ mùng 5-9 âm lịch lễ hội nhảy lửa được diễn ra. Ngày và giờ thường không cố định mà được xác định bởi các già làng và thầy tào.
Vào ngày lẽ hội diễn ra, mọi người trong các bản cùng nhau kéo về khu trung tâm (thường là xã), người dân mang theo đồ ăn dùng cho bữa trưa và các đồ lễ dùng cho việc cùng tế trước khi lễ hội nhảy lửa diễn ra.


Thầy cúng trước khi leexx hội bắt đầ
Vào đúng giờ tốt, những đồ lễ mang tính dân tộc, theo tập quán được bày ra một chiếc bàn dài, nơi được coi là chỗ trang nghiêm nhất, trước chiếc sân rộng. Một đống củi to đã được thanh niên mang đến, như đống củi thường đốt trong những đêm lửa trại. Ông chủ lễ bắt đầu ngồi xuống ghế, phụ lễ và bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may cho một năm mới, một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong “mưa thuận, gió hòa”, muôn nhà khỏe mạnh. Chủ lễ mong cầu thần lửa mang hơi ấm của mình về sưởi ấm dân làng, về vui cùng lễ hội.


Lễ hội nhảy lửa Hà Giang
Trong lúc cầu khấn, cũng là lúc người phụ lễ dùng một gióng vầu tre đã được chuẩn bị từ trước, được chẻ đôi, cầm chặt vào nhau như chưa hề chẻ ra, gieo xuống bàn. Gieo quẻ xin âm dương, khi hai mảnh tre hay vầu cùng ngửa, hay cùng sấp thì cũng có nghĩa là thần lửa đã đồng ý về vui cùng dân bản, còn một sấp, một ngửa thi phải xin lại, đến lúc nào được thì thôi. Đống củi được đốt lên, trở thành một đống than hồng rừng rực cháy.

Lễ hội nhảy lửa Hà Giang thu hút rất nhiều thanh niên tham gia
Những người muốn được nhảy lửa đã ngồi “hầu lễ” từ đầu buổi lễ, họ lấy que tre gõ liên tục vào những nửa ống vầu đã chuẩn bị sẵn và sẵn sàng ngồi xin thần lửa, chủ lễ lại tiếp tục “gieo quẻ xin âm dương”, đến khi thần lửa đồng ý. Từng đôi một nhảy lửa, họ đi chân không trên đống than, họ nhảy, họ lăn vòng trên than hồng khi lửa còn lem lém bốc cháy theo từng bước chân của họ. Và khi những đôi bắt đầu được thần lửa đồng ý cho nhảy lửa thì cũng là lúc các đôi khác tiếp tục vào “hầu lễ” để được là người nhảy lửa. Tiếp theo, cứ đôi nọ, nối tiếp đôi kia cho đến khi đống than hồng tắt lịm dưới những đôi chân trần đen nhẻm do than để lại.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Huyện Quản Bạ Hà Giang và những điểm du lịch

Du lịch hà Giang đến thăm huyện Quản Bạ nơi được ví như “Đà Lạt” của phía Bắc Cách Hà Giang khoảng 46 km về phía bắc đến Quản Bạ không mất nhiều thời gian. Đây là huyện có nhiều điểm du lịch rất thu hút các du khách.
Huyện Quản Bạ, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như: khí hậu mát mẻ; nhiều cảnh đẹp như: Cổng Trời, núi Cô Tiên, hang Khố Mỷ, nét đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y; các sản vật đặc trưng như hồng không hạt, rượu ngô Thanh Vân, thảo quả…


huyện quản bạ

Huyện Quản Bạ

Ở huyện Quản bạ có 14 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán truyền thống, tín ngưỡng riêng tạo nên một di sản văn hoá vật thể, phi vật thể không phải ở đâu cũng có, ở đây có những lễ hội nổi tiếng như lễ hội Gầu Tao, cấp sắc, hát giao duyên của dân tộc Dao; tiếng hát then với cây đàn tính của dân tộc Tày; lễ hội cầu mùa của dân tộc Nùng… Bên cạnh đó, Quản Bạ còn có các sản phẩm nổi tiếng như Rượu ngô Thanh Vân, hồng không hạt, thảo quả muối, chè Tùng Vài, thổ cẩm Lùng Tám, cùng với những sản phẩm văn hoá tinh tế như thổ cẩm, khèn, sáo được làm ra từ những bàn tay tài hoa, điêu luyện của đồng bào ở các làng nghề trong huyện… Đó là tiềm năng, lợi thế lớn làm nền tảng cho huyện Quản Bạ phát triển du lịch một cách bền vững.


biểu tượng của huyện quản bạ là núi cô tiên

Cổng trời Quản Bạ

Cổng trời Quản Bạ, Hà Giang được xây dựng năm 1939, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn cao 1500m so với mặt biển. Đây là một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Trước đây, sau cánh cửa gỗ này là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn do vua Mèo đứng đầu với hình thức phong kiến. sau khi giải phóng đất nước và xây dựng đường lên thì mới chấm dứt chế độ của vua mèo


cổng trời quản bạ

 Làng du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ Hà Giang

Vị trí: Thôn Nặm Đăm nằm cạnh thị trấn Tam Sơn khoảng hơn 2km, thuộc xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, giao thông đi lại thuận tiện, dân cư sống tập trung. Tổng diện tích tự nhiên của thôn là 458 ha.


thôn Nặm Đăm Hà Giang
Đặc điểm: Thôn Nặm Đăm có 47 hộ, gồm 235 khẩu, là nơi sinh sống của người dân tộc Dao Chàm. Thôn còn giữ được nhiều nét bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và nét sinh hoạt truyền thống. Những ngôi nhà nơi đây đều trình tường, mộc mạc, đậm nét văn hóa, kiến trúc của đồng bào dân tộc Dao.


Nghi lễ truyền thống thôn Nặm Đăm Hà Giang
Các nghi lễ truyền thống như: lễ hội Cầu mùa, lễ cúng Cơm mới, lễ Cưới hỏi, đặc biệt là lễ Cấp sắc. Lễ cấp sắc là nghi lễ đánh dấu tuổi trưởng thành cho các nam thanh niên trong làng. Bất kỳ người nam giới nào cũng phải trải qua lễ Cấp sắc mới được xem là người đã trưởng thành và được tổ tiên, dòng họ công nhận.

Hang Khố Mỷ (Xã Tùng Vài)

Hệ thống nhũ đá lộng lẫy của hang Khố Mỷ Hang Khố Mỷ, thôn Khố Mỷ, xã Tùng Vài nằm ở một vị trí giao thông thuận lợi với đường trải nhựa vào đến gần cửa hang và chỉ cách trung tâm Thị trấn Tam Sơn khoảng 20km.
Hang Khố Mỷ có một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mang sắc thái thơ mộng, huyền ảo. Bước vào trong hang bất cứ ai cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của tạo hóa.


Hang khố Mỷ-Quản Bạ- Hà Giang
Những nhũ đá đẹp lộng lẫy với nhiều hình thù lạ mắt, những cột thạch nhũ cao sừng sững như khoe ra dáng vẻ bề thế, bên cạnh nhiều dòng thạch trắng chảy xuống như e ấp mà duyên dáng. Những làn sương trắng mỏng lan tỏa bên những dòng nhũ đá càng làm tăng thêm nét huyền bí, quyến rũ cho hang Khố Mỷ.


Nhũ đá hang Khố Mỷ
Với địa hình, địa mạo là những phiến đá vôi, trải qua hàng nghìn năm, đã tạo nên nhiều hình thù độc đáo, có những phiến đá trông như hình con sư tử hoặc hình lọng của vua quan thời phong kiến, lại có những dòng thạch trắng chảy xuống như dòng thác bạc mà phải tận mắt chứng kiến mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Bao quanh hang Khố Mỷ là một hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú, bên những sườn núi là những chân ruộng bậc thang như những dải lụa mềm, uốn lượn, với những nóc nhà ẩn hiện trong sương. Chắc chắn, du khách sẽ còn nhớ mãi khi tận mắt được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật kì bí và tinh tế nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người nơi đây. 

Núi đôi Quản Bạ và câu chuyện tình buồn

Núi Đôi Quản Bạ Hà Giang, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.


Núi đôi quản Bạ kiệt tác thiên nhiên ban cho huyện Quản Bạ - Hà Giang

Chợ phiên Quản Bạ

Cũng như nhiều vùng cao khác, Quản Bạ, Hà Giang có chợ phiên họp định kỳ mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật. Tuy chợ Quản Bạ không thật nhiều hàng hóa như dưới xuôi nhưng toát lên một phong vị đặc sắc của một phiên chợ không chỉ là… chợ. Già, trẻ, trai, gái đều xuống chợ.


Chợ phiên huyện Quản Bạ - Hà Giang
Với người vùng cao, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu, trong sinh hoạt của gia đình họ. Ngày chợ, bà con thường kiếm nhiều cớ, để có mặt ở chợ, trẻ con thì ngoan ngoãn ngồi một chỗ, đợi cha mẹ mua sắm hàng hoá, những đồ dùng thiết yếu trong gia đình mình đủ dùng trong vòng một tuần. Có một điều rất đỗi bình thường với người dân ở đây đó là cái gì họ cũng địu trên lưng, kể cả… phân bón để tăng gia sản xuất hay gia súc gia cầm

Một số địa điểm du lịch khác

Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Dao thôn Trúc Sơn: Là một ngôi làng cổ của đồng bào dân tộc Dao. Đến với Trúc Sơn, quý khách sẽ được tìm hiểu về kiến trúc nhà cổ, văn hóa ẩm thực, về cuộc sống và lòng hiếu khách của con người nơi đây.

Xã Cán tỷ - Quản Bạ - Hà Giang
  • Xã Cán Tỷ: Nằm bên dòng sông Miện hiền hòa, nơi có Cổng thành – một trong những dấu ấn cho cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng là nơi còn lưu giữ nghề dệt Lanh truyền thống của người dân địa phương.
  • Xã Thái An: Có Hồ thủy điện Thái An, có Núi Ba Tiên cùng hệ thống nhiều hang động đẹp, nguyên sơ dưới chân núi

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Du lịch Hà giang mùa hoa

Tour du lịch Hà giang  mỗi mùa lại có điều đặc biệt, bao loài hoa thay phiên nhau đua sắc ở vùng đất cao nguyên đá Hà Giang này những cánh hoa mơ, hoa mận  đầu năm, Mùa hoa tam giác mạch tháng 10 cuối cùng là mùa hoa cải vàng phủ kín sườn đồi chân núi vào cuối năm.

Du lịch Hà Giang mùa hoa mơ hoa mận
Tìm về Hà Giang sẽ chẳng bao giờ hết cái cảm giác mới lạ. Chuyến du lịch sẽ chẳng còn thú vị nữa nếu mọi thứ cứ lặp lại. Mỗi mùa, hoa nở lạ mang sắc thái riêng, đặc trưng của loài hoa đó và mang một ý nghĩa riêng. Đây sẽ là một điều tuyệt vời dành cho những bạn yêu thích cái mới, cá lạ, thích rong ruổi, du lịch và khám phá vùng đất địa đầu Tổ quốc này.

Đến Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch sẽ chẳng bao giờ hết ngạc nhiên
Khách du lịch đến Hà Giang nhiều như thế cũng chính bởi mùa hoa trên Hà Giang.mỗi người yêu thích một loài hoa và muốn tận mắt cảm nhận được vẻ đẹp cũng như hương sắc của chúng. Bởi vì trong mỗi bông hoa nó đã mang tầm hồn của người đến Hà Giang rồi.

Hoa cúc dại ở Hà giang
những loài hoa ở Hà Giang không tên, những loài hoa mang cái tên lạ và đẹp như chính vẻ đẹp của chúng. Tất cả đã tạo lên một màu sắc đa dạng, một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu. Mùa hoa trên Hà Giang cứ xen lẫn, nối tiếp nhau khoe sắc, thường thì du khách sẽ nhận thấy rõ rệt 2 mùa hoa , đó là mùa của những loài hoa thường rộ vào mùa khô và mùa của những loài hoa trước mùa khô. Nếu như vào mùa trước mùa khô, khí hậu nóng ẩm, đó là lúc mà các loài hoa dại không tên thường đơm trổ trên những vạt núi đá, những nương đồi. Không lòe loẹt, không kiêu sa như những loài hoa do con người tạo ra bằng khoa học, công nghệ, hoa dại ở miền cao nguyên đá Đồng Văn lại mang những vẻ đẹp sơn cước đầy bí ẩn và đầy rạo rực.

du  lịch hà giang mùa hoa tam giác mạch
Mùa khô đến là thời điểm của những nương hoa tamgiác mạch hồng phủ kiến cao nguyên đá Hà Giang, chúng nở rộ, hiện ra và bồng bềnh xen kẽ núi đá cọc cằn. Hoa tam giác mạch dịu hiền và mộc mạc, nó mọc khắp nơi như sức sống của người dân ở đây trên cao nguyên đá này vậy

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang
Sau mùa hoa tam giác mạch đến, các bạn sẽ được thấy vẻ đẹp của những đồi hoa cải vàng. Hoa cải nở vàng rực rỡ vào khoảng tháng 12, một màu vàng ánh làm sáng bừng một vùng trời Hà giang. Hoa cải trắng cũng là một mùa hoa trên Hà Giang được mọi người yêu thích tới khám phá. Trên những đồi hoa cải vàng luôn xuất hiện những tay thợ ảnh chuyên nghiệp, họ đang lưu giữ những tấm ảnh đẹp nhất nơi đây. Không chỉ là hoa cải, hoa của những loài rau, đâu răng ngựa cứ thi nhau nở hoa với màu sắc nổi bật và sóng sánh.

Mùa hoa cải vàng Hà Giang
Mùa xuân đến, thì hoa đào, hoa mận Hà Giang cũng đua nhau khoe sắc trắng. Khắp những sườn đồi, khe đã hay quanh tường nhà đều mọc lên những cây hoa đào – mận nở bung. Khi đào mận đua nhau khoe sắc cũng là báo hiệu một mùa xuân nữa đang về. Lúc này, tiết trời Hà Giang vô cùng tuyệt vời, nhiệt độ đã cao hơn nhiều và mây răng thưa thớt hơn.



Mỗi mùa hoa trên Hà Giang đều có những nét đẹp riêng, nếu có cơ hội bạn nên đến khám phá chúng một lần, sẽ là chuyến đi thú vị khó quên.
Copyright © 2014 Du lịch Hà Giang