Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Huyện Quản Bạ Hà Giang và những điểm du lịch

Du lịch hà Giang đến thăm huyện Quản Bạ nơi được ví như “Đà Lạt” của phía Bắc Cách Hà Giang khoảng 46 km về phía bắc đến Quản Bạ không mất nhiều thời gian. Đây là huyện có nhiều điểm du lịch rất thu hút các du khách.
Huyện Quản Bạ, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như: khí hậu mát mẻ; nhiều cảnh đẹp như: Cổng Trời, núi Cô Tiên, hang Khố Mỷ, nét đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y; các sản vật đặc trưng như hồng không hạt, rượu ngô Thanh Vân, thảo quả…


huyện quản bạ

Huyện Quản Bạ

Ở huyện Quản bạ có 14 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán truyền thống, tín ngưỡng riêng tạo nên một di sản văn hoá vật thể, phi vật thể không phải ở đâu cũng có, ở đây có những lễ hội nổi tiếng như lễ hội Gầu Tao, cấp sắc, hát giao duyên của dân tộc Dao; tiếng hát then với cây đàn tính của dân tộc Tày; lễ hội cầu mùa của dân tộc Nùng… Bên cạnh đó, Quản Bạ còn có các sản phẩm nổi tiếng như Rượu ngô Thanh Vân, hồng không hạt, thảo quả muối, chè Tùng Vài, thổ cẩm Lùng Tám, cùng với những sản phẩm văn hoá tinh tế như thổ cẩm, khèn, sáo được làm ra từ những bàn tay tài hoa, điêu luyện của đồng bào ở các làng nghề trong huyện… Đó là tiềm năng, lợi thế lớn làm nền tảng cho huyện Quản Bạ phát triển du lịch một cách bền vững.


biểu tượng của huyện quản bạ là núi cô tiên

Cổng trời Quản Bạ

Cổng trời Quản Bạ, Hà Giang được xây dựng năm 1939, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn cao 1500m so với mặt biển. Đây là một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Trước đây, sau cánh cửa gỗ này là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn do vua Mèo đứng đầu với hình thức phong kiến. sau khi giải phóng đất nước và xây dựng đường lên thì mới chấm dứt chế độ của vua mèo


cổng trời quản bạ

 Làng du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ Hà Giang

Vị trí: Thôn Nặm Đăm nằm cạnh thị trấn Tam Sơn khoảng hơn 2km, thuộc xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, giao thông đi lại thuận tiện, dân cư sống tập trung. Tổng diện tích tự nhiên của thôn là 458 ha.


thôn Nặm Đăm Hà Giang
Đặc điểm: Thôn Nặm Đăm có 47 hộ, gồm 235 khẩu, là nơi sinh sống của người dân tộc Dao Chàm. Thôn còn giữ được nhiều nét bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và nét sinh hoạt truyền thống. Những ngôi nhà nơi đây đều trình tường, mộc mạc, đậm nét văn hóa, kiến trúc của đồng bào dân tộc Dao.


Nghi lễ truyền thống thôn Nặm Đăm Hà Giang
Các nghi lễ truyền thống như: lễ hội Cầu mùa, lễ cúng Cơm mới, lễ Cưới hỏi, đặc biệt là lễ Cấp sắc. Lễ cấp sắc là nghi lễ đánh dấu tuổi trưởng thành cho các nam thanh niên trong làng. Bất kỳ người nam giới nào cũng phải trải qua lễ Cấp sắc mới được xem là người đã trưởng thành và được tổ tiên, dòng họ công nhận.

Hang Khố Mỷ (Xã Tùng Vài)

Hệ thống nhũ đá lộng lẫy của hang Khố Mỷ Hang Khố Mỷ, thôn Khố Mỷ, xã Tùng Vài nằm ở một vị trí giao thông thuận lợi với đường trải nhựa vào đến gần cửa hang và chỉ cách trung tâm Thị trấn Tam Sơn khoảng 20km.
Hang Khố Mỷ có một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mang sắc thái thơ mộng, huyền ảo. Bước vào trong hang bất cứ ai cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của tạo hóa.


Hang khố Mỷ-Quản Bạ- Hà Giang
Những nhũ đá đẹp lộng lẫy với nhiều hình thù lạ mắt, những cột thạch nhũ cao sừng sững như khoe ra dáng vẻ bề thế, bên cạnh nhiều dòng thạch trắng chảy xuống như e ấp mà duyên dáng. Những làn sương trắng mỏng lan tỏa bên những dòng nhũ đá càng làm tăng thêm nét huyền bí, quyến rũ cho hang Khố Mỷ.


Nhũ đá hang Khố Mỷ
Với địa hình, địa mạo là những phiến đá vôi, trải qua hàng nghìn năm, đã tạo nên nhiều hình thù độc đáo, có những phiến đá trông như hình con sư tử hoặc hình lọng của vua quan thời phong kiến, lại có những dòng thạch trắng chảy xuống như dòng thác bạc mà phải tận mắt chứng kiến mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Bao quanh hang Khố Mỷ là một hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú, bên những sườn núi là những chân ruộng bậc thang như những dải lụa mềm, uốn lượn, với những nóc nhà ẩn hiện trong sương. Chắc chắn, du khách sẽ còn nhớ mãi khi tận mắt được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật kì bí và tinh tế nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người nơi đây. 

Núi đôi Quản Bạ và câu chuyện tình buồn

Núi Đôi Quản Bạ Hà Giang, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.


Núi đôi quản Bạ kiệt tác thiên nhiên ban cho huyện Quản Bạ - Hà Giang

Chợ phiên Quản Bạ

Cũng như nhiều vùng cao khác, Quản Bạ, Hà Giang có chợ phiên họp định kỳ mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật. Tuy chợ Quản Bạ không thật nhiều hàng hóa như dưới xuôi nhưng toát lên một phong vị đặc sắc của một phiên chợ không chỉ là… chợ. Già, trẻ, trai, gái đều xuống chợ.


Chợ phiên huyện Quản Bạ - Hà Giang
Với người vùng cao, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu, trong sinh hoạt của gia đình họ. Ngày chợ, bà con thường kiếm nhiều cớ, để có mặt ở chợ, trẻ con thì ngoan ngoãn ngồi một chỗ, đợi cha mẹ mua sắm hàng hoá, những đồ dùng thiết yếu trong gia đình mình đủ dùng trong vòng một tuần. Có một điều rất đỗi bình thường với người dân ở đây đó là cái gì họ cũng địu trên lưng, kể cả… phân bón để tăng gia sản xuất hay gia súc gia cầm

Một số địa điểm du lịch khác

Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Dao thôn Trúc Sơn: Là một ngôi làng cổ của đồng bào dân tộc Dao. Đến với Trúc Sơn, quý khách sẽ được tìm hiểu về kiến trúc nhà cổ, văn hóa ẩm thực, về cuộc sống và lòng hiếu khách của con người nơi đây.

Xã Cán tỷ - Quản Bạ - Hà Giang
  • Xã Cán Tỷ: Nằm bên dòng sông Miện hiền hòa, nơi có Cổng thành – một trong những dấu ấn cho cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng là nơi còn lưu giữ nghề dệt Lanh truyền thống của người dân địa phương.
  • Xã Thái An: Có Hồ thủy điện Thái An, có Núi Ba Tiên cùng hệ thống nhiều hang động đẹp, nguyên sơ dưới chân núi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 Du lịch Hà Giang